Tủ lạnh bị đóng tuyết là trường hợp tủ lạnh sau một thời gian sử dụng sẽ bị đóng đá ( đóng tuyết trên thành tủ lạnh ) gây khó chịu và khiến cho thực phẩm không được bảo quản một cách tốt nhất.
Thông thường khi bạn sử dụng tủ lạnh Hitachi hay Toshiba thì gặp tình trạng tủ lạnh hay bị đóng tuyết này, vì sao vậy ? Hiện tượng tủ lạnh bị đóng tuyết sẽ xuất hiện nhiều lớp đá trên bề mặt tủ lạnh gây cản trở quá trình làm lạnh , truyền nhiệt và là nguyên nhân gây ra tình trạng gây hao điện khi sử dụng.
Biểu hiện
- Gió trong tủ thổi ra không lạnh hoặc kém lạnh mà tủ vẫn đóng một lớp đá , tuyết rất dày trên thành tủ.
- Máy nén tủ lạnh chạy và làm việc liên tục mặc dù nhiệt độ trong tủ đã đạt tới nhiệt độ lạnh – có thể nói là quá lạnh.
Tủ lạnh bị đóng tuyết sẽ có 2 trường hợp
1. Tủ lạnh bị đóng tuyết dàn lạnh
Tủ lạnh bị đóng tuyết dàn lạnh là tình trạng tuyết bám thành từng mảng bám vào thành tủ lạnh cụ thể là dàn lạnh của tủ, khiến tủ lạnh hoạt động không được tốt gây khó khăn trong việc bảo quản. Thức ăn trong tủ lạnh có chiều hướng bị hư hỏng một cách nhanh chóng vì nhiệt độ không ổn định mà còn gây tốn điện khi sử dụng vì lượng đá đóng trên thành tủ quá nhiều.
Sau đây là một vài biểu hiện thường thấy của tình trạng tủ lạnh bị đóng tuyết ở tủ lạnh :
- Tuyết & đá bám vào thành ngăn tủ lạnh : đây là điều dể thấy nhất khi tình trạng này xảy ra. Các mảng đá và tuyết bám đầy vào thành & dàn lạnh. Đôi khi muốn để thực phẩm gì cũng không còn chỗ để chứa cũng là một sự khó chịu.
- Gió thổi ra không lạnh : đá & tuyết bám đầy có thể làm tắt đường ống khí lạnh khiến tủ lạnh không thể thổi ra được hơi lạnh hoặc thổi ra không còn lạnh nữa.
- Máy nén tủ lạnh phải hoạt động liên tục : tình trạng tủ lạnh bị đóng tuyết dàn lạnh khiến máy nén luôn hoạt động ở tần suất cao, một trong những tình trạng khiến tủ lạnh nóng lên & hao tốn rất nhiều điện khi sử dụng.
- Điện hoạt động nhỏ hơn điện định mức : Độ lạnh không ổn định khiến điện năng tiêu hao cho việc làm lạnh cũng không ổn định, nếu tình trạng này kéo dài có thể gây hư hỏng kéo dài & trở nên phức tạp cho tủ lạnh.
Nếu như tủ lạnh bạn xuất hiện những dấu hiệu trên chứng tỏ lạnh bạn có thể đang mắc phải tình trạng tủ lạnh bị đóng tuyết dàn lạnh. Cùng nhau tìm hiểu các nguyên nhân gây ra tình trạng này để có biện pháp xử lý & phòng tránh .
Nguyên nhân:
• Tuyết đóng và làm kẹt ống xả, hệ thống thoát hơi lạnh
Tủ lạnh bị đóng tuyết dàn lạnh có thể do nguyên nhân tuyết – đá đông quá nhiều làm kẹt hệ thống ống xả, hệ thống thoát hơi lạnh khiến tuyết không thể xả được và bám đầy vào thành tủ hoặc dàn lạnh.
Trường hợp này chỉ cần vệ sinh lại ngăn đá tủ lạnh thật kỹ lưỡng cũng như kiểm tra lại các hệ thống làm lạnh – thay thế đường ống nếu hỏng là tủ lạnh có thể hoạt động lại bình thường .
• Rơ le chỉnh nhiệt , đầu cảm biến thermostat hỏng
Như bạn đã biết rơ le chỉnh nhiệt & thermostat ảnh hưởng rất nhiều đến việc điều chỉnh nhiệt độ của tủ lạnh . Có thể hiểu đơn giản nếu nhiệt độ của bạn luôn ở mức làm lạnh nhất mà không thể điều chỉnh lên được nữa thì tuyết sẽ hình thành & bám đầy tủ lạnh.
Nếu như rơ le – thermostat chỉnh nhiệt tủ bị hỏng hay bị lệch vị trí cũng khiến nhiệt độ tủ không ổn định khiến đá & tuyết sẽ hình thành bám lên dàn lạnh .
Vì vậy bạn cần kiểm tra và thay thế ngay thiết bị này nếu như nó bị hư hỏng.
Chỉ cần vài bước đơn giản là bạn có thể khắc phục được ngay tình trạng tủ lạnh bị đóng tuyết dàn lạnh, nếu bạn cảm thấy việc sửa chữa quá khó khăn với bản thân hay đã sửa chữa thay thế các linh kiện cần thiết rồi mà vẫn không hết bệnh thì có thể tủ lạnh đã gặp trục trặc lớn hơn.
2. Tủ lạnh bị đóng tuyết ngăn dưới
Ngăn đá tủ lạnh hay bị đóng đá – đóng tuyết là điều dễ hiểu và thường gặp, vậy mà vẫn có những trường hợp ngăn mát tủ lạnh cũng bị đóng đá đóng tuyết là thế nào ?
Hiện tượng ngăn mát tủ lạnh bị đóng đá – ngăn dưới bị đóng tuyết
Đó là trường hợp cũng hay xảy ra khi sử dụng tủ lạnh , thức ăn sẽ không đảm bảo được nhiệt độ lạnh thích hợp nên hư hỏng vì các mảng đá đóng đầy trên thành tủ sẽ khiến thực phẩm thức ăn nhanh chóng hư hỏng & mất chất.
Nhiều trường hợp các thức ăn thừa để trong tủ lạnh sẽ bốc mùi ,đặc biệt vi khuẩn gây bệnh khi thực phẩm này mất chất sẽ cùng hơi nước bám thành cục trong tủ lạnh gây ảnh hưởng tới chất lượng của các thực phẩm khác gây hại đến sức khỏe con người khi sử dung.
Ngăn mát tủ lạnh bị đông đá còn khiến nhiệt độ tủ lạnh không đảm bảo và hoạt động liên tục, khiến hao điện khi sử dụng và là tiền đề để các hư hỏng khác có thể phát sinh.
Vì vậy công việc cấp thiết nhất là bạn nên sửa chữa khắc phục ngay tình trạng đông đá này trước khi tình hình diễn biến quá phức tạp.
Một số nguyên nhân :
1 . Nhiệt độ tủ lạnh chỉnh ở mức quá thấp
Không những khi bạn chỉnh nhiệt độ như thế này sẽ làm tủ lạnh bị đóng tuyết mà còn làm thức ăn hư hỏng một cách nhanh chóng và không được đảm bảo được nhiệt độ phù hợp. Vì vậy bạn nên xem lại cách điều chỉnh nhiệt độ của mình có đúng hay chưa.
2 . Do rơle – timer của tủ lạnh bị vấn đề trục trặc .
Bạn nên biết rằng rơ le nhiệt độ ảnh hưởng thế nào đến việc điều chỉnh nhiệt độ lạnh của tủ, việc tủ lạnh quá lạnh dẫn đến đóng tuyết mà vẫn không chỉnh lại được có thể bạn nên xem xét kiểm tra ngay thiết bị này.
Một số trường hợp khiến bạn phải thay mới thiết bị
- Cháy cuộn dây mô tơ
- Tiếp điểm không tiếp xúc
- Kẹt bánh răng do mòn
- Kẹt bánh răng do bẩn hoặc khô mỡ
Tất cả các vấn đề dù lớn hay nhỏ mà liên quan đến nhiệt độ và việc điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh không được bình thường theo chúng tôi bạn nên thay ngay rơle nhiệt độ tủ lạnh mới .
3 . Cầu chì hoặc điện trở gia nhiệt bị hỏng .
Bạn biết đấy thiết bị nào cũng có chế độ ngắt ăn toàn hoặc một thiết bị biến trở điện – nhiệt khi hoạt động. Tủ lạnh cũng thế , vì vậy nếu tình trạng tủ lạnh bị đông đá cứ diễn biến phức tạp và nhiều lần.
Bạn nên kiểm tra ngay cầu chì & điện trở gia nhiệt của thiết bị này ngay, nếu hư hỏng bạn nên thay thế chúng càng sớm càng tốt tránh trường hợp sử dụng về lâu dài có thể hư hỏng cả tủ lạnh.
4 . Dòng điện hoạt động không ổn định .
Dòng điện hoạt động không ổn định là một trong những nguyên nhân khiến nhiệt độ tủ lạnh không ổn định và cái kết của ” cuộc tình ” này là tủ lạnh sẽ bị đông đá.
Cần kiểm tra ngay nguồn điện của tủ lạnh , xem nó có ổn định hay không ? Theo chuyên gia thì nên dùng riêng một ổ điện cho tủ lạnh dòng này để chúng có thể được tối ưu việc làm lạnh của mình hơn. Ngoài ra hãy tham khảo thêm một số cách chống rò rỉ điện khi sử dụng tủ lạnh để nguồn điện áp tủ lạnh luôn ổn định và không gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Nếu như sau những cách vừa rồi mà bạn vẫn chưa tìm ra nguyên nhân bệnh hay khắc phục được tình trạng ngăn mát tủ lạnh bị đông đá, bạn có thể vệ sinh tủ lạnh ở cả 2 ngăn đá và ngăn mát. Sau khi vệ sinh xong bạn cắm điện và hoạt động xem có bị nữa hay không , nếu vẫn bị thì bạn nên gọi ngay cho kỹ thuật chúng tôi xuống kiểm tra sửa chữa tủ lạnh tận nhà cho bạn .
Tại sao tủ lạnh bị đóng tuyết ?
Tủ lạnh bị đóng tuyết đa phần do một số nguyên nhân chính sau đây :
- Do rơ le xả – timer
Vị trí : Nắm ở ngăn lạnh , chỗ để rau củ quả hoặc nằm kế bên Compressor.
Nhiệm vụ chính : Chuyển mạch ngắt Compressor sang chế độ xả đá của tủ lạnh.
Mô tả : Khi rơ le xả – timer không đóng được tiếp điểm , chế độ xả đá sẽ bị gián đoạn . Bánh răng bị hao mòn khi quay , không hoạt động tốt sau thời gian dài không vệ sinh khiến quá trình truyền nhiệt của tủ lạnh bị gián đoạn & có xu hướng giảm dần. Điều đó làm cho tuyết sẽ bám nhiều trên thành tủ lạnh.
- Do sò lạnh , thanh điện trở tủ lạnh.
Vị trí : nằm sau ngăn đá của tủ lạnh , sò lạnh còn được coi là rơ le xả tuyết.
Nhiệm vụ chính : đảm bảo thanh điện trở hoạt động tốt khi tuyết bám quá nhiều khiến thanh điện trở nóng lên khi tuyết bám đầy.
Mô tả : Sò lạnh được kẹp vào dàn lạnh để phát hiện được dàn lạnh có bị đóng tuyết hay không để kích cho thanh điện trở nóng lên và giúp dàn lạnh không bị đóng tuyết. Thế nhưng sau một thời gian sử dụng, sò lạnh có thể chết hoặc hư hỏng. Chỉ cần thay sò lạnh là mọi thứ điều có thể ổn.
- Cầu chì nhiệt tủ lạnh
Vị trí : nằm trên ngăn đá.
Nhiệm vụ chính : bảo vệ cho hoạt động xả đá không quá lâu làm nóng tủ và hư hỏng.
Mô tả : Nếu cầu chì hỏng, bộ phận xả đá cũng hoạt sẽ hoạt động hết công suất rồi hư hỏng , bộ phận này không xả được đá khiến tủ lạnh sẽ nhanh chóng bị đông đá sau một thời gian ngắn.
- Điện trở gia nhiệt hỏng
Nhiệm vụ chính : điều khiển điện điện năng khi quá tải
Mô tả : Điện trở gia nhiệt hỏng khiến tủ lạnh không kiểm soát được điện năng tiêu thụ và hư hỏng các bộ phận khác .
Ngoài ra tủ lạnh bị đóng tuyết còn do một số nguyên nhân đơn giản khác mà ta có thể khắc phục ngay tại nhà nếu có kinh nghiệm.
Nếu tủ lạnh nhà bạn đang bị đóng tuyết thì không nên chần chờ gì nữa, hãy cùng chúng tôi tìm cách xử lý – khắc phục tủ lạnh bị đóng tuyết khó chịu này ngay thôi.
Cách xử lý – khắc phục tủ lạnh bị đóng tuyết
————————————————————————————————
Bước 1 : Ngắt nguồn điện tủ lạnh
Cho dù là sửa chữa tủ lạnh hay bất kì các thiết bị nào bạn cũng phải ngắt nguồn điện trước khi sửa chữa để đảm bảo an toàn cho tính mạng và không lãng phí điện khi tủ lạnh đang hỏng. Ngoài ra ngắt nguồn điện khi tủ lạnh bị đóng tuyết còn giúp cho tủ lạnh không bị hỏng hóc các thiết bị khác.
Kiểm tra xem nguồn điện tủ lạnh có ổn định hay không ? Nếu như không được ổn định bạn nên sử dụng nguồn điện riêng dành cho tủ lạnh hoặc nối max tủ lạnh để tránh những trường hợp đáng tiếc khác có thể xảy ra.
Bước 2 : Lấy hết thực phẩm ra ngoài
Nên lấy hết các thức ăn thực phẩm trong tủ lạnh ra ngoài ngay tránh tình trạng thực phẩm, thức ăn có thể bị hư hỏng và biến chất vì nhiệt độ tủ quá lạnh. Nên bỏ thực phẩm vào bao giữ nhiệt độ để tối ưu hơn việc bảo quản.
Thực phẩm sạch & thức ăn xả đông, cần nên rửa sạch sẽ để một nơi khô thoáng – sạch sẽ.
Bước 3 : Lấy khay đựng thức ăn , đựng đá ra ngoài
Từ từ nhất các khay đựng thực phẩm, thức ăn – đựng đá ra ngoài.
Nên lưu ý rằng đối với một số dòng tủ lạnh, khay này được dính liền với thành tủ bằng các đinh ốc. Vì vậy cần nên tháo cẩn thận tránh gãy hoặc làm vỡ đi các chốt này.
Bước 4 : Lau nước nếu có chảy
Khi ngắt nguồn điện và mở tủ trong một thời gian, nước sẽ bắt đầu chảy ra.
Nên sử dụng một cái xô hay giẻ xung quanh thành tủ lạnh để tránh tủ lạnh chảy nước lênh láng trên thành nhà và ra ngoài. Sử dụng khăn để lau tủ cho thật sạch từ trong ra ngoài thành tủ lạnh.
Bước 5 : Vệ sinh và dùng một ít chất tẩy – khử mùi tủ lạnh
Vệ sinh tủ lạnh thật kỹ càng , nhất là ngăn lạnh cần lau sạch các ngóc ngách và khe hở của các ngăn đựng. Có thể sử dụng các chất khử mùi đề khử mùi hôi có trong tủ lạnh .
Bước 6 : Lắp khay vào & cho thức ăn lên.
Sau khi vệ sinh để khô một thời gian, lúc này bạn nên lắp lại những khay đựng thức ăn vào lại chỗ cũ . Nên nhớ đặt thức ăn một cách hợp lý không vừa cũng không quá ít.
Cắm nguồn điện & kiểm tra độ lạnh của tủ lạnh, điều chỉnh một cách hợp lý và sử dụng
Một vài lưu ý
- Để ngăn đá tủ lạnh có thể tan đá nhanh hơn bạn nên mở cửa tủ và để một ca nước ấm vào đấy, nhiệt độ tỏa ra khiến tủ lạnh sẽ nhanh chóng tan đá .
- Khi vệ sinh bạn nên chú ý đến gioăng cao su của tủ lạnh ( miếng đệm cửa ) đây là một nơi cần vệ sinh vì lượng vi khuẩn khá nhiều nhưng cần tuyệt đối cẩn thận không làm hư hỏng hay rách ron cao su. Điều này sẽ khiến tủ lạnh của bạn không được đóng khít nữa đâu.
- Không nên sử dụng các chất tẩy rửa trong quá trình vệ sinh, nếu có thì chỉ nên dùng một chiếc khăn mềm và nước ấm hoặc nước rửa chén.
- Thoa một ít dầu vào thành tủ ( ở bên trong) để giảm đi độ đóng tuyết của tủ lạnh.
Tình trạng tủ lạnh bị đóng tuyết rất thường hay xảy ra, mặc dù đã sửa chữa và thay thế linh kiện mới nhưng lâu lâu tủ lại hay đóng tuyết trở lại gây khó chịu cho người sử dụng.
Vì vậy các phương pháp nào phòng chống đóng tuyết trong tủ lạnh là một điều mà mọi người cần nên biết và áp dụng khi sử dụng thiết bị này.
Sau đây là một vài phương pháp chống đóng tuyết cho tủ lạnh
1 . Nên vệ sinh , xả đá ngăn tủ lạnh thường xuyên
Vừa giúp tủ lạnh không bị đóng tuyết mà còn giúp tủ lạnh sạch khuẩn sạch mùi và tốt cho việc bảo quản thực phẩm hơn.
Thật vậy việc vệ sinh tủ lạnh thường xuyên , nhất là xả đá ở tủ đông sẽ khiến tủ lạnh của bạn hoạt động & bảo quản một cách tốt hơn. Nếu bạn là một người ưa sạch sẽ – là người chăm lo sức khỏe cho cả gia đình, bạn nên thực hiện việc này thường xuyên hơn vì bạn không hề biết rằng, đá đông ở tủ lạnh hoàn toàn không tốt chút nào.
2. Chỉnh nhiệt độ phù hợp
Điều chỉnh lại nhiệt độ sao cho phù hợp với tủ lạnh , không để lạnh quá hoặc yếu quá khiến hư hỏng thức ăn khi bảo quản mà nhiệt độ không phù hợp – không tốt còn khiến cho tủ lạnh tiết kiệm được điện năng tối đa khi sử dụng .
Thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh hợp lý còn giúp cho thực phẩm thức ăn bảo quản được tốt và lâu hơn.
3 . Vệ sinh ngăn mát
Ngăn mát : nơi chứa các thực phẩm xanh , sạch .. rất cần được bảo quản tốt . Vì vậy nên kiểm tra các hệ thống của tủ lạnh thường xuyên , vừa loại bỏ thức ăn thừa vừa có dịp kiểm tra lại các hệ thống hoạt động cửa tủ lạnh có thật sự tốt hay không ?
Trong quá trình vệ sinh, bạn nên khử mùi hôi cho tủ lạnh bởi vì trong thời gian sử dụng tủ lạnh lâu dài, tủ hay có tình trạng đọng mùi vì vậy nên khử mùi hôi tủ lạnh thường xuyên hơn để tránh thức ăn có mùi lạ hoặc mất đi hương vị khi chế biến.
4 . Bảo trì tủ lạnh thường xuyên
Nếu bạn không có kinh nghiệm vệ sinh hay khắc phục các tình trạng hư hỏng tại nhà hãy nhờ một đội sửa chữa tủ lạnh hoặc chuyên bảo trì tủ lạnh, để duy trì hệ thống hoạt động của mình , có thể là hằng năm hoặc 3 – 4 tháng 1 lần. Vừa sạc – châm GAS tủ lạnh vừa có thể giúp bạn tăng tối đa được tuổi thọ sử dụng tủ lạnh & ngăn chặn kịp thời các tình trạng hỏng hóc có thể xảy ra .
Nên có những biện pháp tích cực để giúp tủ lạnh nhà bạn luôn trong tình trạng hoạt động ổn định nhất có thể cũng như phải có những biện pháp phòng chống tủ lạnh bị đóng tuyết nói riêng & hư hỏng tủ lạnh nói chung để kéo dài được tuổi thọ tủ lạnh.
Hi vọng bài viết sau đây có thể khiến bạn sử dụng tủ lạnh được tốt hơn. Nên nhớ chăm lo cho sức khỏe của trang thiết bị là bạn đang gián tiếp chăm sóc sức khỏe gia đình đấy nhé!
Nếu như bạn ngại sửa chữa hoặc không có quá nhiều thời gian, kinh nghiệm bạn có thể tìm một dịch vụ sửa chữa tủ lạnh uy tín để trợ giúp .
Tủ lạnh nhà bạn gặp phải tình trạng tủ lạnh bị đóng tuyết & cứ tái đi tái lại tình trạng này trong một thời gian dài sử dụng . Đó là lúc bạn cần đến chúng tôi một dịch vụ sửa chữa tủ lạnh uy tín tại địa bàn TPHCM , chỉ cần bạn gọi ngay đến trung tâm để đặt lịch, chung tôi sẽ cử nhân viên kỹ thuật đến kiểm tra và sửa chữa ngay trong vòng 30 phút. HOTLINE : 08.2217.5555 – 0906.920.505
Góc giải đáp thắc mắc
Tủ lạnh bị đóng tuyết tốn điện như thế nào
Có thể nói việc tủ lạnh bị đóng đá hay đóng tuyết là nguyên nhân chính dẫn đến thực phẩm hư hỏng, biến chất 1 cách nhanh chóng ( không đảm bảo nhiệt độ tối ưu ). Ngoài ra tình trạng tủ lạnh bị đóng tuyết còn là một trong những tình trạng khiến tủ lạnh hao tốn điện khi sử dụng. Vậy nó đã làm hao điện như thế nào ?
- Tủ lạnh bị đóng tuyết, khí lạnh sẽ tồn động lại mà tủ lạnh thì vẫn cứ làm lạnh = > tốn điện .
- Tủ lạnh bị đóng tuyết, tuyết và đá sẽ làm kẹt đường ống hơi làm lạnh khiến tủ lạnh không làm lạnh được, hoặc yếu lạnh. => hao điện sử dụng.
- Tủ lạnh hoạt động xuyên suốt, máy nén chạy liên tục không nghĩ => tốn điện
Vì vậy cần phải có những biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa tủ lạnh đóng tuyết để thức ăn thực phẩm không những tốt hơn mà còn phòng tránh được những tình trạng hư hỏng , hỏng hóc có thể xảy ra đối với tủ lạnh nhà bạn .